Cách tạo sitemap và mẹo tối ưu sitemap cho website

Sitemap là gì? Đó là một phần rất quan trọng trong việc tối ưu hóa SEO Technical dành cho bất kỳ trang web nào. Đây là một loại vũ khí hiệu quả giúp những bạn SEO hiệu quả hơn. Vậy thì chính xác Sitemap là gì? Cách tạo Sitemap cho website như thế nào? Hãy cùng Bufflikes tìm hiểu thông qua bài viết này cùng với sự hướng dẫn sau đây nhé!

Cách tạo sitemap cho website khá đơn giản
Cách tạo sitemap cho website khá đơn giản

Tổng quan về sitemap

Sitemap (sơ đồ của một trang web) là một danh lục liệt kê tất cả những mục thông tin trên trang web của bạn cùng với sự mô tả ngắn gọn cho những mục thông tin đó. Sitemap nên được sử dụng dễ dàng trong vấn đề thực hiện tìm kiếm nhanh nhằm tìm ra thông tin cần thiết cũng như trong việc di chuyển thông qua những đường link trên website của bạn. Sitemap nên là một sơ đồ tuyệt vời, hoàn hảo nhất của website.

Một sitemap nên bao gồm các yếu tố như sau: Một chú thích ngắn về trang web, sử dụng những từ khoá cơ bản trong những đường link text dẫn đến những trang chính của bảng điều hướng chuẩn trên website của bạn (bảng này cũng chứa nhiều từ khóa) nơi có mọi đường link khác được kết nối tới tất cả những trang trên website. Một sitemap tốt nên dẫn đến được mọi vị trí trên website. Bằng cách làm này bạn sẽ có được sự ưu tiên tuyệt vời trong khi tìm kiếm hệ thống.

Sitemap là một phần rất quan trọng trong quá trình SEO website
Sitemap là một phần rất quan trọng trong quá trình SEO website

Chia sẻ cách tạo sitemap cực đơn giản

Hiện nay có khá nhiều công cụ khác nhau hỗ trợ tạo sitemap website nhưng trong bài viết này Bufflikes sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo sitemap cho website trực tiếp trên internet vô cùng hiệu quả và được rất nhiều SEOer sử dụng.

Chuẩn bị:

  • Website phải đang hoạt động bình thường.
  • Notepad ++ để cài đặt thông số Priority cho những url theo ý bạn.

Bước 1: Truy cập vào đường link: http://www.xml-sitemaps.com/.

Bước 2: Điền những thông số yêu cầu:

  • Starting URL: Nhập địa chỉ của trang web vào.
  • Change frequencty: Nên lựa chọn là daily (bạn có thể lựa chọn thông số phù hợp).
  • Last modification: Nên chọn mục Use server’s response.
  • Priority: Nên để chế độ tự động (Automatically calculated priority).

Sau đó bạn bấm vào Start và chờ cho nó chạy xong, sẽ rất nhanh nếu như website của bạn đơn giản, ít trang và ngược lại. Khi chạy xong bạn sẽ nhận lại được 1 list những file để tạo sitemap, nhưng bạn chỉ cần chú ý tới 4 file sau: sitemap.xml, sitemap.html, ror.xml và urllist.txt.

Bước 3: Tiến hành Download file xml về máy của bạn.

Sử dụng công cụ Notepad ++ mở file sitemap.xml để cài đặt thông số Priority cho những url theo ý bạn.

Lưu ý phần này: thông số Priority sẽ quy định sự quan trọng của những url đối với website của bạn, nếu url nào quan trọng thì nên cho nó cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất là 0.10.

Bước 4: Up file xml lên trang web (phải ngang bằng với file index của bạn).

Bước 5: Vào công cụ SEO Google Webmaster Tools và cập nhật sitemap.

Đừng bỏ qua các yếu tố quan trọng trong cách tạo sitemap cho website nếu như muốn website của bạn được đánh giá cao hơn nhé!

>> Tìm hiểu: Traffic là gì? Các bước tăng traffic cho website hiệu quả

Lưu ý khi tạo sitemap cho website bạn nên biết

URL trong sitemap chắc chắn không được chứa ID
URL trong sitemap chắc chắn không được chứa ID
  • Một tập tin Sitemap không được chứa hơn 50.000 URLs và cũng không được lớn hơn 50MB khi đã được giải nén. Nếu sơ đồ website của bạn lớn cỡ này, chia nó thành những file sitemap nhỏ hơn. Những giới hạn này đảm bảo cho máy chủ trang web của bạn không bị quá tải phục vụ những tập tin lớn cho Google.
  • Nếu bạn có nhiều hơn một sơ đồ cho trang web, bạn có thể liệt kê chúng trong 1 tập tin chỉ mục sitemap.
  • Nếu URL mặc định của trang web là http://www.example.com/thì URL trong sitemap chắc chắn phải có định dạng như vậy.
  • URL trong sitemap chắc chắn không được chứa ID.
  • Sitemap của bạn phải được xác định không gian tên XML sau: xmlns = “http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9”.
  • URL Sitemap bắt buộc phải được mã hóa  UTF8, và mã hóa cho dễ đọc với những máy chủ web.
  • Nếu trang web của bạn có thể truy cập trên cả 2 phiên bản www và không www của domain của bạn, bạn không cần phải tạo sitemap riêng biệt cho mỗi phiên bản.
  • Mỗi Sitemap phải độc ​​lập với mỗi ngôn ngữ của nội dung. Hãy đảm bảo rằng mỗi một phiên bản ngôn ngữ có thể được thu thập dữ liệu và tạo chỉ mục, sử dụng những URL duy nhất. URL này có thể được bao gồm trong những Sitemap.

Sitemap là một công cụ đem lại các lợi ích và chức năng đáng kể trong quá trình SEO. Nó hỗ trợ bots và giúp Google tìm đến các bài viết website của bạn một cách khá dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó tối ưu được khả năng hiển thị của website lên SERPs. Đây là một trợ thủ đắc lực cho việc nâng cao khả năng nhận diện cho trang web. Hy vọng bài viết này cùng với sự hướng dẫn cách tạo sitemap sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm sitemap và cách vận dụng chúng. 

Thông tin liên hệ:

=> Từ khóa mở rộng: #tạo sitemap, #sitemap website, #sitemap cho website, #cách tạo sitemap

© 2022 Created Seodragon.net